CÁCH ĐỌC CHỈ SỐ & PHÂN TÍCH CHỈ SỐ KHÍ CÔNG Y ĐẠO



 TRƯỚC TIÊN CẦN BIẾT TIÊU CHUẨN VÀ Ý NGHĨA CÁC SỐ ĐO CỦA KHÍ CÔNG Y ĐẠO


link bài viết gốc: https://khicongydaotoronto.com/forum/viewtopic.php?f=14&t=7977


QUY ƯỚC SỰ KHÍ HÓA THUẬN NGHỊCH CỦA THỨC ĂN

a. Đông y không đo áp huyết 1 lần trong ngày như tây y, mà cần phải đo trước khi ăn, sau khi ăn 30 phút để xem chức năng sinh hóa chuyển hóa của tạng phủ, của bao tử tốt xấu, của gan tốt xấu, thuận hay nghịch.
b. Đo trước khi dùng thuốc và sau khi dùng thuốc 30 phút để xem thuốc uống có tốt, chữa đúng bệnh hay không.
c. Đo trước và sau khi tập một môn thể dục, thể thao, khí công, sau 30 phút xem bài tập đó có giúp cho áp huyết tốt hơn hay xấu hơn, để tìm ra bài nào thích hợp cho bệnh của mình đang cần chữa trị.


A - SỰ KHÍ HÓA THỨC ĂN THUẬN HAY NGHỊCH

1. Sự chuyển hóa thức ăn thuận

a. Đo áp huyết bên bao tử khi bụng đói:
Ai cũng biết khi đói bao tử rỗng, người yếu sức hơn so với khi ăn no, do đó áp huyết đo bên tay trái khi bụng đói sẽ chỉ thấp trong tiêu chuẩn tuổi cho phép giao động khi đói và khi no, thí dụ trong hạn tuổi lão niên là:

  • Tâm thu khi đói: 130mmHg, khi no: 140mmHg

Nếu có kết quả ngược lại, khi đói 140mmHg cho biết là thức ăn cũ trong bao tử không chuyển hóa, không tiêu, mà còn nằm trong bao tử, nên bị ợ hơi, đầy hơi, tức bụng, căng bụng hay không muốn ăn, hay chưa đói. Nếu đo áp huyết lúc này có nhịp tim thấp dưới 70, nhiệt độ đầu ngón tay út chỉ low, chứng tỏ thức ăn không tiêu không chuyển xuống ruột và bao tử do thiếu đường không đủ làm tăng nhiệt lượng giúp bao tử co bóp làm chín thức ăn, cần phải uống thêm 4 thìa đường tập bài Kéo Ép Gối Thổi Hơi Ra Làm Mềm Bụng chuyển thức ăn xuống ruột, thì áp huyết sẽ thấp trở về trạng thái bụng đói.

b. Đo áp huyết tay phải bên gan khi bụng đói:
Tại sao chúng ta biết đói bụng đòi ăn? Vì gan đang làm việc theo giờ sinh học, tiết chất đắng và chất chua làm xót bao tử báo cho bao tử biết đã đến giờ cần ăn nạp thêm năng lượng cho cơ thể có sức khỏe để làm việc, như vậy có nghĩa là chức năng gan đang làm việc thì đo áp huyết bên tay phải đang cao tối đa trong tiêu chuẩn tuổi là 140.

c. Đo áp huyết tay trái bên bao tử, và tay phải bên gan sau khi ăn no:
Khi bao tử bắt đầu ăn thì áp huyết bên bao tử dần dần tăng theo thức ăn vơi hay đầy trong bao tử, lúc đó chức năng gan tạm thời được nghỉ, thì áp huyết đo bên gan sau khi ăn 30 phút, thì bên bao tử tăng tối đa 140mmHg, bên gan hạ thấp 130mmHg, như vậy gọi là chuyển hóa thuận, có nghĩa là thức ăn sẽ được chuyển hóa đẩy xuống ruột.

d. Chuyển hóa bao nhiêu phần trăm, nhiều hay ít?
Chỉ tính áp huyết sau khi ăn giữa 2 tay, tay trái phải cao, tay đo bên phải thấp, hai tay chênh lệch nhau 10mmHg số, như tay trái 140, tay phải 130, thì thức ăn chuyển hóa thuận xuống ruột 100%.
Nếu chênh lệch nhau ít thì chuyển hóa ít, như tay trái 135, tay phải 131, chênh lệch 4 số thì chuyển hóa thức ăn 40%, thức ăn còn lại vẫn nằm trong bao tử.
Tại sao chuyển hóa ít, ví như máy xay bột, trong máy xay chứa 5 kg bột, muốn xay hết thì máy xay cần 500cc xăng, nhưng trong máy còn 200cc, chỉ xay được 40% bột, muốn xay hết máy cần phải đủ xăng, thì bao tử cũng vậy, muốn bao tử co bóp chuyển hóa thức ăn thì bao tử cần thêm đường, do đó đông y mới phân biệt trong con người cần có 5 loại nhiên liệu cho 5 tạng làm công việc chuyển hóa là:

  • Gan cần chua
  • Tim cần đắng, tây y đã nói đúng cà phê tốt cho tim
  • Bao tử hay tỳ vị cần ngọt
  • Phổi cần cay
  • Thận cần mặn

Nhưng chỉ cần và đủ, nếu thiếu sẽ không chuyển hóa tốt, dư thừa thức ăn trong bao tử không được chuyển hóa sẽ sinh bệnh.
Như thận cần muối để giữ nước, uống nhiều nước quá đi tiểu ra nhiều cơ thể mất muối thì suy tim, dư thừa muối thì sưng phù mặt cà chân vì cơ thể giữ nước, đông y gọi là thấp hàn, nghĩa là giữ nước làm cơ thể lạnh, có cách chữa tên gọi: nhạt tháo thấp, ăn nhạt không ăn muối trong thời gian chữa bệnh thì nước trong người thoát ra. Do đó cách chữa bệnh theo đông y là quân bình âm dương.

Cách đây gần 20 năm, khi tôi viết bài: Thói quen uống nhiều nước lợi hay hại? các bác sĩ phản đối dữ dội, vì tây y nói càng uống nhiều nước càng tốt, theo đông y làm mất quân bình sẽ sinh ra bệnh khác.
Tóm lại theo đông y chức năng bao tử hoạt động chuyển hóa thức ăn tốt phải cần đủ đường, nhưng đông y không phân biệt loại đường nào, may nhờ có khoa học chứng minh làm rõ qua những máy thử đường, nhiệt kế, nhịp tim, mới phân biệt loại đường nào cần cho bao tử chuyển hóa thức ăn.
Chúng ta không biết uống đường nào đúng, thì cách đơn giản nhất là đường nào pha với cà phê để uống được là đường tốt, trừ đường giả stevia, nên ăn chè nhiều không phải là đường đi vào máu ngay, mà vào nằm trong bao tử thì không tốt, mật ong, đường phèn, đường thẻ, mật mía, đường cây phong... là những đường không pha cà phê được thì tế bào không cần.


2. Sự chuyển hóa thức ăn nghịch

Chuyển hóa nghịch là sau khi ăn, áp huyết bên bao tử thấp 130, bên gan cao 140, có nghĩa là thức ăn không biến thành chất bổ xuống ruột, mà bị đẩy ngược lên cổ họng, gây ợ hơi, ợ chua, trào ngược thực quản làm tăng áp huyết tâm trương, và thức ăn đọng lại hang vị là nơi đáy trũng của bao tử đóng thành khối cứng gây ra ung thư, bao tử căng đau đầy tức, tức thượng vị, ăn không tiêu, sợ không dám ăn, ăn vào thì đau, bao tử đầy muốn ói mửa hay xì hơi ra hậu môn mới cảm thấy nhẹ bụng dễ chịu, thức ăn tăng nhiều acid làm loét bao tử, và cuối cùng ung thư bao tử, dấu hiệu ung thư khi thử pH thấp dưới 6 nghiêng về acid.

Cách chữa:
Pha 1/2 thìa bột baking soda pha 4 thìa đường, vắt thêm 1/2 quả chanh trong 1 ly nước ấm, uống xong tập ngay bài Lăn Người 10 phút, làm cho ói hết thức ăn trong bao tử ra, có người bị ói ngay trong ngày là bệnh còn nhẹ, có người nói tôi đã được chẩn đoán ung thư bao tử, trong bụng có nhiều bướu hòn cục cứng rồi, thì áp dụng ngày 3 lần, mỗi ngày ói ra một ít, trong 3 ngày ói ra chừng nửa xô đựng rác, ói xong bụng mềm hết cục đau, mặt hồng hào, bắt đầu ăn ngon, lên cân.

Bài tập Lăn Người:
https://www.youtube.com/watch?v=pBsFuSth29E

Chanh khi thử giấy quỳ là acid, nhưng sau khi uống chanh vào cơ thể thì thử pH lại trở thành chất kiềm. Do đó nhiều người chữa loét bao tử không dám dùng chanh, nhưng có biết đâu trong các loại chất chua thì chỉ có chanh vào cơ thể biến thành kiềm nên khi uống chanh với đường lại dễ chịu không làm xót bao tử.

Khi ăn không tiêu do cơ thể thiếu đường làm áp huyết tăng cao giả, tâm thu và tâm trương cao là quanh tim có nhiều mỡ, thử cholesterol và triglyceride tăng cao, bụng to nhiều mỡ, làm tăng áp huyết rất cao, nhưng nhịp tim thấp, nhịp tim càng thấp tâm thu tâm trương càng cao nên Y Học Bổ Sung gọi là áp huyết tăng cao giả do thiếu đường, có người 210/130mmHg nhịp tim 130 không ai dám chữa, chữa sai bệnh nhân sẽ bị tai biến hay đột quỵ ngay, nhưng nếu uống đường cho nhịp tim tăng lên 70-80 thì áp huyết sẽ tự động hạ thấp.

Y Học Bổ Sung áp dụng bài thuốc:
Bột ớt Cayenne pepper 1/2 thìa cà phê, pha 3-4 thìa đường, 1/3 trái chanh xanh, pha ít cà phê cho giảm cay, pha trong 1 ly nước nóng, uống từ từ cho hết, uống vào mỗi sáng khi bụng đói, áp huyết sẽ ổn định giảm cholesterol và triglyceride xuống bình thường, tôi cũng đang uống mỗi ngày cho khỏe tim không bị đông máu, đông mỡ, ổn định áp huyết.


3. Cách chuyển hóa đường giúp chuyển hóa thức ăn thành máu và không bị ung thư do vỡ vỏ tế bào bị hoại tử

Cách chữa bệnh đơn giản nhất, là ai cũng cần đường, không sợ bệnh tiểu đường, đường giúp chuyển hóa thức ăn thành chất bổ, chỉ cần uống đường, đo nhiệt kế đầu ngón tay út, và tùy theo áp huyết cao hay thấp chọn 1 trong 2 bài dưới đây, tập đúng theo thời gian trong video, khi mệt cứ uống thêm đường rồi tập tiếp cho đến khi người nóng xuất mồ hôi, tăng nhịp tim, sẽ khỏe, sẽ thèm ăn, mau đói đòi ăn.

a. Uống đường tập bài làm tăng áp huyết:
https://youtu.be/heBTiuF3Otk

b. Uống đường tập bài làm hạ áp huyết và hạ đường không phải dùng thuốc hạ đường:
https://youtu.be/5mRUKVJgjlk


4. Đo áp huyết 2 tay, bên thực bên hư

a. Chóng mặt do rối loạn tiền đình:

  • Nếu khí lực bên gan và huyết lực cao hơn tiêu chuẩn và khí lực bên bao tử thấp hơn tiêu chuẩn, đường huyết thấp, bên đầu ngón tay út bên phải cao, là vừa nhức đầu bên trái thấp, là vừa chóng mặt, tây y chẩn đoán do virus trong tai.

b. Nhức đầu trên trán:
Áp huyết khí lực bên gan hư, bên bao tử thực, thức ăn không chuyển hóa sẽ bị nhức đầu sau khi ăn, nguyên nhân do thiếu đường.

c. Nhức đầu bên, thiên đầu thống hay migrain, bướu não, não có nước:

  • Nhức đầu bên trái do chức năng bao tử hư, khí lực bên gan thực, huyết lực bên gan thiếu không đủ máu lên nuôi não, nhức đầu lạnh là thiếu đường, để lâu không chữa sẽ có bướu trên não hay nước trên não.
  • Nhức đầu bên phải do khí lực huyết lực thực, đầu nóng, khí lực bên bao tử hư, thiếu đường, nguyên tắc giống tràn dịch màng phổi, trường hợp này tràn dịch trong não.

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.