KẺ LỪA TIỀN HAY BEST SELLER?
KẺ LỪA TIỀN HAY BEST SELLER TRÊN GÓC ĐỘ MARKETING?
Trước mình có nghe kể lại về 1 nhà bị gọi điện tống tiền hay đe dọa gì đó mà xong bà vợ tự dưng đi ra ngân hàng chuyển khoản hơn 200tr cho bọn kia.
Từ câu chuyện này mình tự nhiên nghĩ tới việc phân tích nó dưới góc độ marketing – bán hàng thử xem sao, thấy khá là hay.
Trong Marketing có 1 công thức gọi là AIDA, là viết tắt của 4 chữ Attention (Thu hút), Interest (Thích thú), Desire (Khao khát), Action (Hành động). Đây là 4 bước giúp đạt được hiệu quả khi muốn thuyết phục ai đó về một vấn đề nào đó.
Đầu tiên, phân tích về đối tượng khách hàng tiềm năng mà những kẻ lừa đảo kia nhắm tới: Những người già, nhiều tuổi, đối tượng gần như rất ít người sử dụng mxh, nên sẽ ít người biết đc các vấn nạn lừa đảo đang phổ biến trên mạng. Data của họ thì ko biết bằng cách nào đó bọn chúng đã có đc, và chắc chắn cũng đã có tìm hiểu về thông tin gia đình, nghề nghiệp để phân tích đc trình độ dân trí xem có phải đối tượng phù hợp để dễ lừa ko,…
Bắt đầu đi theo công thức AIDA:
1. Attention (thu hút)
Mở đầu đt, chúng sẽ bảo là người bên CS phòng chống tội phạm ma túy, có điều tra đc tk của người nghe điện dính líu tới ma túy nên cần phải điều tra, bla bla….Tất nhiên chúng rất cẩn thận là dùng sđt máy bàn để gọi --> Tác phong rất “chuyên nghiệp”, tạo sự tin tưởng từ bước 1.
(Đầu dây gọi điện chắc là cũng phải chọn 1 người có chất giọng ok để “diễn” sao cho đạt và khiến cho nạn nhân bị “thu hút” ngay từ đầu, tâm trạng sợ hãi, lo lắng,…)
2. Giai đoạn Interest + Desire
Nếu dịch ra là thích thú vs khao khát thì nó hơi vô lý, ko hợp vs mạch câu chuyện. Nên đại loại mình sẽ tạm gộp 2 giai đoạn này làm 1, đại loại chúng sẽ là làm cho “nạn nhân” bị cuốn theo “kịch bản” dựng trc, bị thuyết phục bởi “kẻ lừa đảo”.
Cụ thể thì chắc là chúng vẽ ra những thông tin nào đó để chứng minh mình là công an, để tạo dựng niềm tin, như là đang có người theo dõi nạn nhận, biết nạn nhân ở đâu, mặc quần áo màu gì,…
Khi nạn nhận đã tin chúng là công an rồi thì chúng bắt đầu đi vào nội dung chính, nêu ra thực trạng, vấn đề “khách hàng” đang gặp phải đó là: TK của bạn đang bị tình nghi là dính líu tới ma túy, đi kèm các thông tin bonus để tăng thêm độ tin cậy cho lời nói bla bla….
Và khi đã bị rơi vào trạng thái tâm lý sợ hãi, hoang mang thì đương nhiên người ta sẽ khó giữ đc sự tỉnh táo để phân biệt thật giả.
Bên kia đã nghiên cứu thông tin, hành vi và tâm lý “khách hàng” (nạn nhân) rất kỹ để dàn dựng kịch bản rất phù hợp với đối tượng, phải nói là chúng có cả biệt tài đạo diễn, biên kịch và thấu hiểu tâm lý “khách hàng” rất giỏi nữa 😊).
3. Action (Hành động)
Đi đến bước cuối cùng là Hành động.
Sau khi đã dẫn dụ được “con mồi” đi theo kịch bản, qua lần lượt các bước thì bước cuối là “chốt sale” thôi.
Đưa ra thực trạng rồi thì tất nhiên phải có giải pháp chứ =)))
Trước tiên, chúng có 1 câu để chuyển bước cho mượt mà, đại loại sẽ là: Qua thông tin về gia đình bác, chúng tôi tin bác không dính líu tới ma túy, tuy nhiên thì theo nhiệm vụ chúng tôi vẫn phải điều tra,…
Vừa đấm vừa xoa, chiếm đc sự tin tưởng của “khách hàng” rồi thì chốt sale sẽ OK hơn.
Giải pháp: Vì lý do bla bla, nên bây giờ bác chuyển toàn bộ tiền trong tk ngân hàng sang tk của chúng tôi, để chúng tôi sẽ giúp điều tra, trả lại sự trong sạch cho bác, bla bla….
Để chắc chắn thêm cho tỷ lệ “chốt sale” thành công cao hơn, chúng ko quên bonus thêm 1 câu kiểu như là: Quá trình điều tra mật nên ko đc cho người nào biết thêm, nếu … thì….
Thế là giảm thiểu rủi ro, ko có thêm người ngoài can thiệp, và nạn nhân như bị thôi miên, cứ thế làm theo thôi, thương vụ thành công hơn 200tr. Nghe nói còn có những vụ khác tới cả tỷ cơ =))
Quả thực phải nể phục những kẻ lừa đảo này. Dù rất ghét vì chúng làm việc xấu nhưng không thể phủ nhận chúng rất giỏi.
Chốt lại từ câu chuyện kia, nhìn lại trên lý thuyết về Marketing - QC sẽ thấy nó rất sát với nhau:
- Đầu tiên, phải biết cách để gây ấn tượng, thu hút người khác vào câu chuyện, kịch bản của mình (VD: Bài QC hình ảnh, cách trình bày phải chuyên nghiệp, tạo ra sự chuyên nghiệp cho người xem ngay từ cái nhìn đầu tiên đập vào mắt; Headline phải hay, tạo ấn tượng đủ để người ta đọc tiếp những dòng tiếp theo. Nội dung có hay tới mấy mà câu đầu tiên ko hay, ngta bỏ qua thì cũng vứt)
- Thứ 2: Sau giai đoạn gây ấn tượng xong rồi thì kịch bản, nội dung phải tạo đc sự tò mò, lôi cuốn người ta xem (nghe) tiếp, càng xem (nghe) càng bị cuốn sâu vào (VD: Nêu ra thực trạng, vấn đề họ đang gặp phải, đánh trúng tâm lý khách hàng,…)
Đồng thời tạo sự tin tưởng cho người xem (nghe), khi họ tin tưởng mình r thì mình sẽ dễ lái họ đi theo hướng mình muốn.
Cuối cùng thì là chốt Sale thôi. Khi các khâu trc đó đã làm tốt rồi thì bước cuối cùng sẽ nhẹ nhàng hơn, tuy nhiên cũng nên có những kịch bản lường trc để giảm thiếu rủi ro tới mức tối đa.
====> Đây là công thức đc sử dụng nhiều trong Marketing nhưng mình thấy nếu hiểu và áp dụng hìn rộng ra trên nhiều vấn đề khác thì cũng rất hiệu quả đấy. (VD như là việc thuyết trình, giao tiếp với ai đó, hay thậm chí là đi tán tỉnh ai đó...) =)))))))))
Không có nhận xét nào: