Hướng dẫn cài Windows 7/8/8.1/10 từ ổ cứng cực đơn giản bằng lệnh cmd
Ở bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn 1 cách cài lại Win khá là hay và nhanh, tốc độ cài nhanh hơn rất nhiều so với việc các bạn phải dùng đĩa hay là USB để cài lại Win, và các bước cũng khá là đơn giản.
Bạn nào lần đầu sử dụng cách này thì chịu khó đọc 1 chút, lần sau hiểu rồi thì thao tác sẽ rất là nhanh thôi, việc cài lại Win sẽ ko còn mất quá nhiều thời gian nữa. Nghe có vẻ cao siêu, nhưng nó đơn giản lắm, chỉ có vài dòng lệnh thôi là xong ấy mà :)))
Lưu ý: Với cách sử dụng lệnh cmd này thì các bạn chỉ sử dụng được khi cài Win cùng số Bit với Win các bạn đang sử dụng.
( VD: Bạn đang dùng Win 32 bit thì bạn không thể áp dụng cách này để cài Win 64 Bit vào máy được, ngược lại thì nếu đang dùng Win 64 bit bạn cũng không thể cài Win 32 Bit vào máy được)
Mới nhìn thì có thể hơi dài và phức tạp đối với những bạn chưa thử bao giờ, nhưng dài cũng chỉ là do mình phải giải thích cho các bạn hiểu rõ một số chỗ thôi, chứ tóm gọn nó lại thì chỉ mất khoảng 3 phút là phải thao tác rồi sau đó ngồi đợi cho Win nó tự động cài thôi :D
Nếu có thời gian thì các bạn nên tự tìm hiểu và tự cài Win cho mình là tốt nhất, mang ra quán nhiều chỗ cài ẩu lắm, đa số người ta cài cho nhiều khách, nên để tiết kiệm thời gian họ toàn ghost thôi, sẽ không thể cẩn thận bằng việc bạn tự cài lấy đâu :D
Giờ bắt đầu nhé!!!
Bước 1: Download bộ cài Win về máy
Các bạn cần down bộ cài Win về máy trước đã, các bạn có thể down trên mạng hoặc tham khảo ở đây
Bước 2: Tạo folder, giải nén bộ cài Win
Sau khi download bộ cài Win về máy, các bạn tạo 1 folder trong 1 ổ nào đó khác ổ C nhé.
Ví dụ ở đây mình để bộ cài Win ở trong folder A, nằm trong ổ D.
Sau đó giải nén bộ cài Win ở trong folder A đó (extract here).
Cái folder A kia các bạn có thể để tên khác nhé, nhưng mà nên để tên nào dễ nhớ thôi, vì sau còn gõ lệnh trong cmd tìm cho dễ.
Bước 3: Mở hộp thoại cmd để bắt đầu công đoạn cài Win
Để mở hộp thoại cmd này thì với Win 7/8.1 hay Win 10 nó lại 1 khác.
+) Với Win 7: Khởi động lại máy, rồi ấn liên tục phím F8 để vào màn hình này
--> Sau đó chọn Repair Yout Computer, sau bước này sẽ là 1 bước đăng nhập vào user của máy bạn, xong rồi sẽ hiện ra màn hình dưới đây:
Các bạn chọn command Prompt để mở hộp thoại cmd lên nhé!!!
+) Với Win 8/8.1: Các bạn vào Change PC Setting --> Update and Recovery ---> Recovery ---> chọn mục cuối cùng Restart Now
Đợi máy khởi động lại, đăng nhập và nhập mật khẩu đăng nhập vào Win của bạn (nếu có) rồi sau đó chọn Troubleshoot --> Advanced Options --> Command Prompt
(Xem clip cho rõ nhé)
Vậy là xong bước 3, giờ qua bước 4 nhé!!!
Bước 4: Sử dụng lệnh để cài Win
Clip minh họa
Về cơ bản thì sử dụng mấy lệnh sau:
cd\
d:
cd A
setup.exe
Trong đó:
- Cd\ là lệnh mặc định, không cần thay đổi
- D: là lệnh để truy cập vào ổ đĩa chứa cái folder lúc đầu các bạn ném bộ cài win vào đó rồi giải nén ấy.
- Cd A là lệnh để truy cập vào folder A đã tạo ở lúc đầu
- setup.exe là lệnh để chạy file setup trong bộ cài Win
(Lưu ý là khi ở trên cmd này thì cái tên ổ đĩa nó không hiện đúng với như ở trên Win đâu, chẳng hạn ổ D thì nó có thể hiện là E,F,G,... nói chung là nó bị xáo trộn tên đấy. Chẳng qua của mình là ăn may nó trùng luôn thôi. Có trường hợp khi bạn gõ vào ổ D rồi, xong đến lệnh CD A kia nó báo lỗi tức là cái ổ bạn truy cập nó không phải cái ổ chứ folder A, khi đó thì lại dùng lại cái lệnh D: đó nhưng thay D bằng E( hoặc F,G,H,X) để truy cập, xong rồi lại tiếp tục là lệnh Cd A để vào folder A nhé. Khi nào ko thấy nó báo lỗi như clip của mình thì tức là đúng.)
Bình thường thì như clip của mình, khi gõ setup.exe là nó sẽ chạy, nhưng ở 1 số trường hợp nó sẽ báo lỗi, đó là khi mà bạn cài Win khác Bit với Win bạn đang sử dụng, hoặc do cái bộ cài Win của bạn đã bị lược bỏ 1 số thành phần nên không thể chạy trên cmd được, khi đó thì bạn phải chuyển qua dùng cách cài Win bằng usb nhé!!!
* Lưu ý: Ở cái bước gõ D: kia là để truy cập vào ổ chứa cái folder A mà tạo ban đầu, nếu ko truy cập đúng cái ổ của nó thì cũng chỉ phải thử thêm vài lần nữa, không nhiều lắm đâu. Nhưng nếu bạn nào ko thích thì ngay lúc đầu có thể dùng lệnh này ngay từ đầu để xác định chính xác cái tên ổ mà bạn đã tạo folder A.
Đó là dùng lệnh: wmic logicaldisk get size,caption để biết thông số dữ liệu của các ổ, nó sẽ hiện lên tên và dung lượng các ổ như thế này:
Mình thì lười nhớ, với cả lười gõ cái lệnh dài kia nên là mình ko dùng cách này, mình cứ ngồi thử kiểu kia thôi :)))
Ở cái bước gõ lệnh setup.exe kia có lẽ nhiều bạn sẽ thắc mắc rằng tại sao vẫn là chạy cái file setup.exe đấy mà ko chạy xừ luôn ở trên Win ngay sau khi giải nén, mà lại phải lằng nhằng thế này?
Cái này thì tự bạn trải nghiệm sẽ rõ thôi, chạy thẳng luôn file setup đấy trên Win thường thì nó sẽ báo lỗi ko cho chạy đâu, hoặc có chạy để cài được thì cài Win bằng cách đấy sẽ ko triệt để, cài xong dùng có thể sẽ bị lag, nhiều lỗi phát sinh khác. Nói chung là thông thường ko ai đi cài Win kiểu đấy, cài Win nó ko giống như cài mấy phần mềm chạy trên máy :))
Vậy thôi, thế là xong rồi, còn lại thì các bạn cài Win bình thường.
Cài Win xong thì đến công đoạn cài driver và một số phần mềm cần thiết cho Windows thif các bạn có thể tham khảo ở bài viết này nhé: những phần mềm cần thiết cài đặt cho Windows
Xem thêm: Một số cách giải phóng dung lượng ổ C
Không có nhận xét nào: