Convert ổ cứng định dạng MBR <-> GPT và cài Windows theo chuẩn UEFI và Bios



Hiện giờ rất nhiều đời máy mới dùng theo chuẩn UEFI nên là nhiều khi không biết có thể cài Win ko được mà bạn ko thể rõ vì sao nó lỗi. Chính mình cũng đã từng đọc về UEFI nhưng chưa được thử nên cũng ko biết, vì máy mình cũng đã mua lâu rồi nên mình ko rõ về cái chuẩn UEFI cho các máy mới. Có lần cài win cho đứa bạn bị báo lỗi mình mới biết. Thế mới biết là có thực hành thì mới ngấm được lý thuyết :))

Bạn nào chưa rõ về MBR/GPT và UEFI/Legacy (Bios) thì có thể đọc tại đây


1/Tại sao nên cài windows theo chuẩn UEFI-GPT

Đơn giản vì đây là 1 chuẩn mới,nó tốt hơn chuẩn cũ MBR,nó giúp máy hoạt động nhanh hơn,tận dụng hết phần cứng của laptop

2/Cách kiểm tra máy có đủ điều kiện cài theo chuẩn UEFI-GPT


( Máy tính bạn phải có ram 4g trở lên)


Hướng dẫn kiểm tra thông số CPU - RAM - VGA Card


a/ Các bạn có thể ấn tổ hợp phím “Windows +R” rồi gõ “dxdiag”. (Windows là phím có hình cửa sổ ở bên cạnh phím Alt)


b/ Sau khi chọn Yes, bạn sẽ nhìn thấy cấu hình của máy tính

Bạn sẽ thấy được tên của máy tính, hệ điều hành, Model của máy, chip, bộ nhớ Ram. Khi chọn Next Page hoặc bấm vào display bạn sẽ thấy được cạc màn hình của máy.



Hướng dẫn xem máy tính đang sử dụng chuẩn UEFI hay Legacy


Mở hộp thoại Run > gõ lệnh msinfo32 > Enter.


Tại đây bạn có thể kéo xuống và tìm đến phần BIOS Mode để xem máy tính của bạn đang khởi động ở chuẩn nào. Ví dụ như trong hình máy tính của mình đang chạy theo chuẩn UEFI.






Cách kiểm tra ổ cứng của bạn đang theo chuẩn GPT hay MBR


Mở hộp thoại Run > gõ lệnh diskpart > Enter.


Cửa sổ Diskpart hiện lên bạn tiếp tục gõ lệnh list disk và nhấn Enter. Tại đây sẽ hiển thị tất cả các danh sách ổ cứng ví dụ như bạn có nhiều hơn 1 ổ cứng, hay bạn đang kết nối USB hay ổ cứng rời với máy tính thì cũng được liệt kê tại đây. Tại đây mình chỉ quan tâm tới ổ cứng mà bạn muốn xem, để biết được chính xác ổ cứng nào bạn đang muốn xem nó đang ở chuẩn gì thì nhìn vào “Size” của ổ cứng đó nhé.


Các bạn để ý cột “Gpt”, nếu như dòng tên ổ cứng nào ở cột Gpt có dấu * thì tức là ổ cứng đó đang chạy theo chuẩn GPT, nếu không có dấu * thì là chuẩn MBR.



Nếu sử dụng chuẩn UEFI > thì bạn cần phải định dạng ổ cứng là GPT

Nếu sử dụng chuẩn Legacy > thì bạn cần phải định dạng ổ cứng là MBR




3. Hướng dẫn chuyển đổi ổ cứng MBR <-> GPT


Sử dụng MiniTool Partition Wizard. Các bạn có thể down tại link này


Cách này cũng rất hay và mình thấy tiện nhất sử dụng để kiểm tra trong mọi trường hợp. Ngay cả khi bạn không khởi động vào được Windows thì cách này vẫn là nhanh gọn lẹ nhất. Nếu như bạn đã có một chiếc usb boot thì chỉ cần vào Mini Windows để kiểm tra nhanh chóng vì đã có phần mềm Partition Wizard tích hợp sẵn trong đó.

Nếu như bạn vẫn đang vào Windows bình thường thì có thể tải Partition Wizard và kiểm tra trực tiếp trên Windows bằng cách sau:


Nhấn chuột phải vào ổ cứng Basic





Tiếp theo bạn để ý đến dòng:


Convert MBR Disk to GPT Disk – Chuyển từ định dạng MBR sang GPT

Convert GPT Disk to MBR Disk – Chuyển từ định dạng GPT sang MBR

Tại đây mình đang thấy dòng “Convert GPT Disk to MBR Disk” sáng lên tức là ổ cứng của bạn đang ở định dạng GPT tức là chuẩn UEFI.


Với cách này bạn không những xem được ổ cứng đang ở định dạng nào mà có thể chuyển về định dạng mà mình muốn nhanh chóng

4. Hướng dẫn cài Win 8.1 cho máy theo chuẩn UEFI


Những thứ cần chuẩn bị:


- 1 bản win 8.1 pro vl 64 bit (vì chuẩn UEFI chỉ hỗ trợ cho win 7 và win 8,win 8.1x 64 bit)

  Tại sao lại là win 64 bit ? ---->win 32 bit không hỗ trợ(nó cũng dần lạc hậu)đây cũng là lý do chỉ có laptop ram 4g trở lên mới đc
  Tại sao lại chọn bản vl --->nhiều key kich hoạt

Công cụ tạo usb chuẩn UEFI:


- Các bạn tải công cụ rufus ở link này


- Một USB đủ để cài Windows, thông thường thì USB từ 4GB trở lên mới đủ để cài các HĐH.
Trước khi băt đầu thực hiện bạn hãy tắt phần mềm diệt virus đi, vì phần mềm diệt virus có thể sẽ xóa file autorun sau khi tạo USB làm cho bạn không thể khởi động USB boot được.

Đầu tiên bạn hãy mở phần mềm Rufus lên, dòng đầu tiên nếu bạn đã cắm USB vào thì nó sẽ tự nhận tên USB, nếu bạn có nhiề USB thì bạn nhấp vào Device và chọn tên USB bạn muốn tạo USB Boot. Sau đó bạn nhấp vào biểu tượng Disk mình khoan đỏ ở hình dưới và tìm đường dẫn tới file .ISO và chọn nó.





Sau đó bạn nhấp vào mục Partition scheme and target system type, tùy theo mục đích tạo USB Boot mà bạn chọn một trong ba tùy chọn dưới đây: 


- MBR partion scheme for BIOS or UEFI computers: tạo USB boot theo chuẩn BIOS và định dạng phân vùng USB theo chuẩn MBR, nếu bạn muốn tạo USB theo chuẩn BIOS (Legacy BIOS/CMS BIOS) thì bạn chọn dòng này. 


- MBR partion scheme for UEFI computers: tạo USB boot theo chuẩn UEFI và định dạng phân vùng USB theo chuẩn MBR, nếu bạn muốn tạo USB theo chuẩn UEFI thì bạn chọn dòng này.


- GPT partion scheme for UEFI computers: tạo USB boot theo chuẩn UEFI và định dạng phân vùng USB theo chuẩn GPT, nếu bạn muốn tạo USB theo chuẩn UEFI thì bạn có thể chọn dòng này 

    
 Nhưng theo mình bạn nên chọn dòng MBR partion scheme for UEFI computers vì định dạng phân vùng USB chuẩn MBR thông dụng và tương thích hơn.




Sau khi chọn tùy chọn phù hợp thì các thông tin ở khung màu đỏ trong hình dưới sẽ tự động thay đổi cho phù hợp và bạn đừng chỉnh sữa gì các tùy chọn này, ở khung màu xanh các bạn hãy chọn những mục giống hình (thông thường thì các tùy chọn này là mặc định nên không cần phải làm gì cả). Phần New volume label bạn có thể đặt tên mới bất kỳ cho USB. Sau đó bạn nhấp vào Start và quá trình tạo USB Boot bắt đầu.


Default

Quá trình tạo USB boot diễn ra khoảng 10 đến 30 phút tùy theo USB và HĐH bạn boot vào USB. Sau khi tạo USB Boot bạn có thể dùng USB đó để cài Windows 7, Windows 8.1 hoặc Ubuntu


2 nhận xét:

Được tạo bởi Blogger.